Điện mặt trời nông nghiệp – Giải pháp mới cho nông nghiệp và nông dân

Điện mặt trời nông nghiệp - Giải pháp mới cho nông nghiệp và nông dân

Điện mặt trời nông nghiệp  Làm sao để phát triển nông nghiệp một cách bền vững, giảm thiểu chi phí tối đa mà vẫn đạt được hiệu quả cao là bài toán khó đối với người nông dân và chính phủ. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các dự án ra đời đã giải quyết được vấn đề đó, giúp người dân có thể tăng thêm nguồn thu, phát triển kinh tế một cách hiệu quả nhất.

1. Thực trạng và tiềm năng điện mặt trời nông nghiệp

Theo các số liệu thống kê cụ thể dưới đây, điện mặt trời nông nghiệp là lĩnh vực có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, mang lại hiệu quả cao, người nông dân có thể mạnh dạn để đầu tư, cụ thể:

  • Từ năm 2002 trở đi, mỗi năm sản lượng điện mặt trời đều tăng 48%, do đó ngành năng lượng tái tạo này có tốc độ tăng trưởng đến chóng mặt.
  • Đến tháng 8/2020. cả nước có 45.299 dự án điện mặt trời mái nhà với tổng công suất lên đến 1029 MWp
  • Theo thống kê, có hơn 5000 MW điện năng lượng mặt trời đã được đi vào vận hành, trong đó nối lưới đạt 4500 MW.
  • Khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ có số giờ nắng trong năm cao, cường độ bức xạ mặt trời lớn, do đó đây là khu vực có tiềm năng rất lớn về điện mặt trời, song song với đó là những thế mạnh về sản xuất nông nghiệp và thủy sản
  • Bài toán đặt ra là với quỹ đất có hạn thì nên ưu tiên phát triển điện mặt trời hay phát triển nông nghiệp, thủy sản? Để giải quyết bài toán này, người nông dân có thể áp dụng mô hình điện mặt trời  đó là sự kết hợp hài hòa giữa điện mặt trời và sản xuất nông nghiệp trên cùng một khu vực, giúp người dân có nguồn thu kép từ cả hai hoạt động.

2. Những lợi ích từ mô hình điện mặt trời nông nghiệp

Theo nghiên cứu http://hoaphatsolar.vn/ Việc áp dụng các dự án điện mặt trời nông nghiệp hoàn toàn có căn cứ, dựa trên những nghiên cứu, tính toán của các chuyên gia và chính phủ. Áp dụng điện mặt trời, người dân có thể đạt được những lợi ích dưới đây:

  • Tạo nguồn thu nhập kép cho người dân bao gồm việc chủ động nguồn năng lượng mặt trời để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản như: ứng dụng để thắp sáng, tưới tiêu, sử dụng các công cụ cơ điện, vận tải thủy nội bộ, dùng làm điện thắp sáng, làm mát cho gia đình, các trang trại chăn nuôi…. Nguồn thu thứ hai mà người dân có thể hưởng lợi là từ việc người dân có thể bán điện cho EVN nếu không sử dụng hết điện năng mà hệ thống tạo ra.
  • Tận dụng tối đa diện tích đất nông nghiệp, tối ưu hóa tài nguyên đất, góp phần tăng nguồn thu cho nông dân trên cùng một quỹ đất
  • Góp phần hiệu quả trong việc giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường tự nhiên.
Điện mặt trời nông nghiệp - Giải pháp mới cho nông nghiệp và nông dân
Điện mặt trời nông nghiệp – Giải pháp mới cho nông nghiệp và nông dân

 

3. Một số mô hình điện mặt trời nông nghiệp phổ biến

– Điện mặt trời cho hệ thống tưới tiêu

Người nông dân có thể lựa chọn một trong hai giải pháp là sử dụng hệ thống bơm nước năng lượng mặt trời hoặc vận hành máy bơm bằng nguồn điện từ hệ thống năng lượng mặt trời. Các khu vực trồng thanh long, điều, lúa, nho, tiêu, mía… đều có thể áp dụng mô hình tưới tiêu này.

Sử dụng điện mặt trời cho hệ thống tưới tiêu giúp nông dân chủ động trong việc cấp nước cho cây trồng đúng thời điểm, nhất là khi các khu vực trồng trọt thường ở xa khu dân cư, bất tiện trong việc kéo nguồn điện lưới để sử dụng.

– Điện mặt trời thắp sáng cho thanh long

Mô hình điện mặt trời được sử dụng để phục vụ nhu cầu thắp sáng trong sinh hoạt. Bên cạnh đó, đây là giải pháp cực kỳ hữu ích đối với các khu vực trồng cây thanh long. Điện mặt trời được sử dụng để tưới tiêu cho thanh long và sử dụng đèn quang hợp để chiếu sáng cho cây, nhờ việc sử dụng đèn quang hợp mà cây thanh long có thể trồng trái vụ, ra hoa và quả quanh năm, lợi nhuận của người nông dân cũng được tăng cao.

Sử dụng đèn quang hợp thắp sáng cho cây thanh long bằng điện mặt trời sẽ giúp người dân tiết kiệm được một số tiền điện khá lớn, giảm thiểu chi phí đầu tư trong khi lợi ích kinh tế đạt được lại rất cao.

4. Điện mặt trời kết hợp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Điểm đặc trưng của các mô hình này là bên dưới sản xuất nông nghiệp còn bên trên là hệ thống điện mặt trời. Điện tạo ra ở bên trên được sử dụng để phục vụ việc tưới tiêu, thắp sáng, điều chỉnh nhiệt độ trong nhà kính, vận hành hệ thống cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng ở dưới… nhờ vậy mà năng suất cây trồng cao gấp 5-0 lần mà chi phí sản xuất lại rất thấp.

Trong mô hình điện mặt trời kết hợp với sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nếu khu vực sản xuất nông nghiệp không sử dụng hết lượng điện năng mà hệ thống điện bên trên tạo ra, người nông dân có thể bán điện cho EVN để hưởng lợi, tăng thêm thu nhập.

– Mô hình 2 sạch: Rau sạch + Năng lượng sạch

Mô hình rau sạch có sử dụng năng lượng sạch (năng lượng mặt trời) tại thành phố và nông thôn đều mang lại những lợi ích thiết thực. Tại nông thôn, diện tích đất canh tác thường rộng, diện tích lắp đặt điện mặt trời cũng lớn, nếu điện năng dư thừa, người dân có thể bán điện dư cho điện lực quốc gia. Đối với thành phố, khu vực trồng rau sạch thường ở sân thượng, điện mặt trời được lắp đặt với công suất vừa và nhỏ, vừa đủ để phục vụ nhu cầu tưới tiêu, thắp sáng cho rau, cây trồng.

Mô hình 2 sạch có sự kết hợp giữa nguồn năng lượng sạch và rau sạch mang đến những sản phẩm nông nghiệp sạch, không hóa chất độc hại; nguồn năng lượng sử dụng không ảnh hưởng đến môi trường, góp phần hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường, hạn chế tình trạng hiệu ứng nhà kính trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng.

Điện mặt trời nông nghiệp có vai trò quan trọng, đây là giải pháp hữu ích để tận dụng tối đa quỹ đất nông nghiệp, giảm thiểu chi phí sản xuất, tăng nguồn lợi cho nông dân. Nhìn chung, đây là mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao, dễ thực hiện nên người dân có thể tham khảo và áp dụng nhé.

19004692