Những điều cần biết về hệ thống năng lượng mặt trời

Những điều cần biết về hệ thống năng lượng mặt trời

Tại Việt Nam, hệ thống năng lượng mặt trời ngày càng phổ biến sau nhiều chính sách khuyến khích từ chính phủ. Để có điện mặt trời sử dụng, cần có một hệ thống hoạt động chuyên nghiệp, kết nối với nhau một cách hoàn chỉnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống này, nhờ vậy bạn có thể biết chúng có cấu tạp ra sao, lắp đặt như thế nào….

Chiết Khấu từ 10-20% cho Khách Hàng Hot!

Với phương châm làm việc mang những giá trị tốt nhất đến với khách hàng. Mỗi hợp đồng vận chuyển mới sẽ được chiết khấu 10%.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hưởng chiết khấu ưu đãi nhất hiện nay.

1.Tìm hiểu hệ thống năng lượng mặt trời

Hệ thống năng lượng mặt trời được cấu tạo từ nhiều thành phần khác nhau, trong đó có pin mặt trời. Hệ thống này hoạt động dựa trên phản ứng quang điện trong vật lý học, nhờ vậy mà có thể tạo ra dòng điện phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất. Cho đến thời điểm hiện tại, đây là một giải pháp rất hữu hiệu để tiết kiệm tiền điện hàng tháng.

Để cấu tạo nên hệ thống năng lượng mặt trời, cần có những thành phần chính dưới đây:

– Tấm pin quang điện mặt trời (Solar panel): Có vai trò chuyển đổi quang năng thành điện năng. Đây là thành phần chính của hệ thống và có vai trò không thể thay thế. Hiện nay có rất nhiều loại pin mặt trời, tùy theo nhu cầu và nguồn tài chính của mình, bạn có thể chọn được loại pin có độ bền, chất lượng và hiệu suất phù hợp.

–  Biến tần Inverter: Có nhiệm vụ chuyển đổi dòng điện 1 chiều (DC) thành dòng điện xoay chiều (AC).

–  Hệ thống khung và giá đỡ: Dùng để gắn các tấm pin mặt trời lên mái nhà hoặc mặt đất.

– Hệ thống giám sát hiệu suất: Bao gồm hai loại là hệ thống giám sát tại chỗ và giám sát từ xa thông qua các thiết bị có kết nối internet.

– Ắc quy: Có thể có hoặc không tùy thuộc vào việc bạn chọn hệ thống năng lượng nối lưới, độc lập hay tương tác lưới (Hybrid).

Nguyên lý hoạt động hệ thống năng lượng mặt trời:

Các tấm pin mặt trời được lắp đặt trên mái nhà hoặc khung giàn, giá đỡ riêng, chúng có nhiệm vụ biến đổi quang năng từ ánh nắng mặt trời thành điện năng. Dòng diện thu được từ pin mặt trời là dòng điện 1 chiều  (DC), dòng điện này sẽ đi qua biến tần (Inverter) để chuyển đổi thành dòng diện xoay chiều (AC) nhằm vận hành ổn định các thiết bị điện trong nhà. Bạn có thể sử dụng ắc quy để lưu trữ điện hoặc có thể nối lưới với điện lưới quốc gia tùy theo nhu cầu sử dụng.

Xem thêm: Tìm hiểu điện mặt trời , vai trò điện mặt trời trong đời sống, điện mặt trời nguồn năng lượng bất tận của thiên nhiên

Những điều cần biết về hệ thống năng lượng mặt trời
Những điều cần biết về hệ thống năng lượng mặt trời

Hòa Phát – Luôn sát cánh bên bạn

>> Hotline: 0243.998.0686 – 0931.385.386

2. Lắp hệ thống điện năng lượng mặt trời cần lưu ý những gì?

Để hệ thống năng lượng mặt trời hoạt động hiệu quả và ổn định, đảm bảo đây là một việc đầu tư mang lại lợi ích, bạn nên lưu ý những vấn đề quan trọng dưới đây:

– Chuẩn bị thông tin: Bạn cần xác định được nhu cầu sử dụng điện của gia đình, doanh nghiệp mình là bao nhiêu, từ đó có thể đưa ra quyết định có nên đầu tư cho hệ thống này không. Nếu gia đình bạn có nhu cầu sử dụng điện nhiều vào ban ngày thì nên lắp đặt và ngược lại, nếu chủ yếu sử dụng vào ban đêm thì nên xem xét vì như vậy không hợp lý, lãng phí.

– Cần xác định không gian diện tích khả dụng, điều này để biết được mái nhà của bạn có đủ điều kiện để lắp điện mặt trời hay không, nếu lắp có đủ sản lượng điện như mong muốn không. Nếu diện tích mái nhà hoặc diện tích mặt đất bạn định lắp đặt hệ thống không đủ cho điện mặt trời hoạt động hiệu quả, vậy thì đây sẽ là một khoản đầu tư không có lợi nhuận.

– Cần xem xét tới các yếu tố như bóng đổ, bóng cây che lấp…vì chúng có thể làm giảm sản lượng điện sinh ra từ hệ thống điện mặt trời. Bên cạnh đó, đây cũng là lý do khiến pin mặt trời nhanh hỏng hơn so với những nơi không bị bóng che.

– Nên chọn pin mặt trời chất lượng, của nhà cung cấp uy tín. Nên căn cứ vào điều kiện tài chính, hiệu suất pin, giá thành  để có quyết định chính xác.

– Chọn biến tần có thể dựa trên thương hiệu, xuất xứ, giá thành, hiệu suất…

–  Chọn hệ khung giàn, giá đỡ chắc chắn để hệ thống vận hành ổn định, đảm bảo an toàn cho con người.

– Cần chọn cáp điện đảm bảo chất lượng cho hệ thống vì điện mặt trời có thể lắp đặt ngoài trời hơn 25 năm. Do đó, cáp điện cần đảm bảo chịu nhiệt tốt, chịu tia UV, chống oxy hóa tốt để hệ thống hoạt động hiệu quả.

– Cần chọn đơn vị thi công, lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời uy tín, như vậy mới đảm bảo hệ tống được lắp đúng kỹ thuật, an toàn, hiệu quả cao, được bảo hành lâu dài. Hơn thế nữa, hệ thống có thời gian hoạt động lên đến 25-30 năm, do đó cần một đơn vị có đủ năng lực, khả năng để đồng hành cùng bạn suốt quãng thời gian đó

<<<< Lắp đặt hệ thống điện mặt trời hòa lưới cần lưu ý điều gì

 

 

 

Lắp hệ thống điện năng lượng mặt trời cần lưu ý những gì?
Lắp hệ thống điện năng lượng mặt trời cần lưu ý những gì?

3. Chi phí lắp đặt điện năng lượng mặt trời bao nhiêu?

Để biết được chi phí lắp đặt diện năng lượng mặt trời bao nhiêu tiền, chúng tôi sẽ đưa ra giá lắp điện mặt trời chi tiết năm 2021 của Công ty TNHH Hòa Phát Việt Nam để bạn tham khảo:

Công suất hệ thống Hệ thống điện mặt trời hòa lưới 3+4KW Hệ thống điện mặt trời hòa lưới 5KW Hệ thống điện mặt trời hòa lưới 10KW
Chi phí Trọn gói 50 – 73 triệu đồng Trọn gói 80 – 95 triệu đồng Trọn gói 155 – 182 triệu đồng
Số lượng tấm pin 13 tấm 26 tấm pin 54 tấm pin
Loại biến tần 1 biến tần 5kw hòa lưới 1 pha 1 biến tần 10kw hòa lưới 3 pha 1 biến tần 20kw hòa lưới 3 pha
Lượng điện sinh ra Gần 600KWh Gần 1200KWh Gần 2400KWh

Chính sách dự toán chi phí lắp điện năng lượng mặt trời

Để dự toán chi phí lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời, việc đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra hóa đơn tiền điện hàng tháng của gia đình:

  • Nếu số tiền điện mỗi tháng dưới 1 triệu đồng: Hiệu quả kinh tế khi lắp đặt điện mặt trời rất thấp, thời gian thu hồi vốn lâu. Do đó cần cân nhắc cẩn thận có nên lắp đặt hay không. Nếu vẫn muốn lắp thì bạn có thể cân nhắc hệ thống điện có công suất 3kWp.
  • Nếu số tiền điện mỗi tháng trên 1 triệu đồng: Mức đầu tư cho hệ thống khoảng 16-18 triệu đồng/1kWp. Nên lắp đặt hệ thống có công suất từ 3-10kWp. Thời gian thu hồi vốn mất khoảng 4-6 năm.
Lắp hệ thống điện năng lượng mặt trời cần lưu ý những gì?
Lắp hệ thống điện năng lượng mặt trời cần lưu ý những gì?

Để đầu tư cho một hệ thống năng lượng mặt trời, bạn cần chi trả cho những thành phần dưới đây:

– Vật tư chính để lắp đặt hệ thống điện mặt trời: Pin mặt trời chiếm khoảng 60% chi phí lắp đặt toàn hệ thống. Pin được cho là bộ phận rất quan trọng trong hệ thống, do đó bạn nên lựa chọn những loại pin chất lượng cao, được phân phối bởi các nhà sản xuất uy tín.

– Vật tư phụ trong hệ thống: Bao gồm: biến tần inverter, khung giàn, giá đỡ, phụ kiện điện, tủ phân phối và bảo vệ, đồng hồ 2 chiều đo điện năng…Những vật tư này chiếm khoảng 20-30% chi phí lắp đặt toàn hệ thống

– Thi công mái: Các loại mái nhà khác nhau sẽ có chi phí khác nhau, tùy thuộc vào mái là mái tôn hay mái ngói, độ cao thấp như thế nào….Chi phí thi công mái thường chiếm khoảng 10% chi phí toàn hệ thống.

Với những lợi ích thiết thực mà hệ thống năng lượng mặt trời mang lại, chúng tôi http://hoaphatsolar.vn/ khuyến khích các gia đình, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học…nên lắp đặt hệ thống này để có thể sử dụng nguồn năng lượng sạch, cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Trong tương lai tới đây, điện mặt trời chắc chắn sẽ là xu hướng được đông đảo người dân hưởng ứng. 

Liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua 

>> Hotline: 0243.998.0686 – 0931.385.386

19004692