Trong hệ thống điện mặt trời gia đình thì các tấm pin năng lượng mặt trời cho gia đình đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, có rất nhiều loại pin mặt trời khác nhau, việc lựa chọn pin loại nào, hiệu suất ra sao, cách lắp đặt như thế nào…thì không phải ai cũng biết. Bạn có thể theo dõi bài viết dưới đây để có lựa chọn tốt nhất cho hệ thống điện năng lượng của mình.
Chiết Khấu từ 10-20% cho Khách Hàng Hot!
Với phương châm làm việc mang những giá trị tốt nhất đến với khách hàng. Mỗi hợp đồng vận chuyển mới sẽ được chiết khấu 10%.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hưởng chiết khấu ưu đãi nhất hiện nay.
1. Tìm hiểu pin năng lượng mặt trời cho gia đình
Pin năng lượng mặt trời cho gia đình còn được gọi là solar panel. Trong mỗi tấm pin thường có từ 60-72 tế bào quang điện chứa các phần tử cảm biến trên bề mặt pin. Nhiệm vụ của pin mặt trời là hấp thụ và chuyển đổi quang năng của ánh sáng mặt trời thành điện năng để sử dụng trong sinh hoạt, sản xuất.
1.1. Cấu tạo pin năng lượng mặt trời cho gia đình
Mỗi một tấm pin năng lượng mặt trời đều có các thành phần cơ bản dưới đây:
- Lớp kính phía trước: Lớp kính này là kính cường lực và là bộ phận có trọng lượng nặng nhất của pin mặt trời, độ dày từ 2-4mm. Lớp kính phía trước có tác dụng bảo vệ tấm pin và các phần tử cảm biến bên trong pin mặt trời. Kính được dùng là loại trong suốt để đảm bảo truyền ánh sáng và quang phổ hiệu quả nhất
- Lớp tế bào quang điện: Tế bào quang điện đảm đương nhiệm vụ hấp thu ánh sáng mặt trời và chuyển đổi thàng năng lượng điện.
- Tấm nền: Tấm nền là một lớp màu trắng và đặt ở phía sau của tấm pin. Tấm nền thường được làm bằng nhựa, có nhiệm vụ cách điện, bảo vệ các tế bào quang điện khỏi ẩm mốc hoặc trời mưa để đảm bảo cho pin có độ bền lâu dài, hiệu suất đảm bảo.
- Hộp nối: Hộp nối là đầu ra của tấm pin, chúng được kết nối với các mô-đun quang điện với các đầu nối để kết nối với các phần còn lại của hệ thống điện mặt trời gia đình.
- Khung: Khung pin mặt trời thường được làm bằng kim loại (chủ yếu là nhôm), có nhiệm vụ bảo về pin mặt trời khỏi các tác động từ ngoại lực.
1.2. Đặc điểm của bộ pin năng lượng mặt trời cho gia đình
- Pin thường có kiểu dáng nhỏ gọn, dạng tấm hình chữ nhật hay hình vuông.
- Pin mặt trời thường có hai loại là pin Mono (thường là màu đen) có hiệu suất cao hơn và pin Poly (màu xanh dương thẫm) với hiệu suất thấp hơn nhưng giá thành rẻ hơn.
- Pin mặt trời có khả năng tự làm sạch bề mặt và thích nghi với mọi thời tiết để đảm bảo tạo ra sản lượng điện ổn định.
- Pin mặt trời có khả năng chống bụi bẩn, chống nước, chống ẩm mốc…độ bền của pin lên đến 25 năm
- Pin mặt trời có nhiều loại với các công suất khác nhau như: 40W, 50W, 60W, 100W, 150W…và các loại có công suất cao hơn nữa như 260W, 330W, 380W, 400W, 435W…
2. Quy tắc lắp đặt pin năng lượng mặt trời cho gia đình
Để hệ thống điện mặt trời hoạt động ổn định, tạo ra sản lượng điện tối đa và đảm bảo an toàn thì cần tuân thủ các quy định khi lắp pin năng lượng mặt trời cho gia đình.
- Không lắp đặt trong điều kiện thời tiết xấu: Nếu trời mưa to, gió lớn, bão…thì nên hoãn việc lắp đặt pin mặt trời. Gió to sẽ khiến thợ thi công bị mất thăng bằng và hệ thống cũng có nguy cơ bị hỏng. Trong điều kiện trời mưa, các dụng cụ, thiết bị điện sẽ bị ướt và gây ra nguy cơ giật điện.
- Không gây áp lực lên tấm pin năng lượng mặt trời gia đình: Nên tránh những hành động như ngồi, dẫm đạp lên tấm pin để giữ cho pin không bị vỡ, các tế bào cảm cảm biến bên trong bị ảnh hưởng. Khi pin bị hỏng mà không được phát hiện có thể gây sốc điện nguy hiểm cho con người.
- Không nên làm pin bị trầy xước: Các vết xước sẽ làm giảm khả năng hấp thụ ánh sáng của pin mặt trời, sản lượng điện của hệ thống bị giảm sút.
- Đảm bảo các biện pháp bảo vệ khi lắp pin mặt trời: Sử dụng các thiết bị phòng hộ như giày chống trượt, mũ bảo hiểm, găng tay cách điện….để đảm bảo an toàn trong khi lắp đặt. Cần kiểm tra các thiết bị có đảm bảo an toàn không trước khi lắp đặt để tránh gây ra hiện tượng rò rỉ điện gây nguy hiểm.
- Khi lắp đặt nên có ít nhất là hai người cùng thực hiện, không nên lắp đặt một mình để phòng những trường hợp khẩn cấp có thể hỗ trợ nhau.
- Pin mặt trời nên đặt nằm nghiêng thay vì nằm phẳng ngang vì như vậy sẽ giúp pin hấp thu ánh sáng mặt trời một cách tốt nhất.
- Dàn khung lắp pin mặt trời cần có một khoảng trống nhất định với mái nhà để đảm bảo thông gió, tản nhiệt cho hệ thống.
3. Báo giá tấm pin năng lượng mặt trời cho gia đình
Giá tấm pin năng lượng mặt trời cho gia đình tại http://hoaphatsolar.vn/ thường chiếm khoảng 60% trên tổng chi phí lắp đặt toàn hệ thống. Tuy nhiên, do tấm pin mặt trời có tuổi thọ lên đến 25 năm nên khoản đầu tư này vẫn có lợi cho các hộ gia đình.
Giá tấm pin mặt trời gia đình phụ thuộc vào một số yếu tố như: thường hiệu pin ( Longi, Canadian Solar, AE Solar, Jinki Solar)…và phụ thuộc vào công suất của pin. Pin có công suất càng lớn thì giá thành lại càng cao. Do đó, để nhận được báo giá cụ thể nhất của pin mặt trời, bạn vui lòng liên hệ với Hòa Phát Solar để được hỗ trợ nhé.
Pin năng lượng mặt trời cho gia đình giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra dòng điện của hệ thống điện năng lượng mặt trời. Pin mặt trời giúp mang lại nguồn năng lượng xanh và sạch, hướng đến sự phát triển bền vững nên cần được khuyến khích sử dụng.
Liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua
>> Hotline: 0243.998.0686 – 0931.385.386
- Điện mặt trời hòa lưới
- Hệ thống lưu trữ điện Hybrid và những điều cần biết
- Điện mặt trời solar – Nguồn năng lượng bền vững cho tương lai
- Dịch vụ lắp điện mặt trời tại quận Hoàn Kiếm uy tín, chất lượng
- Inverter Sungrow – Biến tần hòa lưới chất lượng cho điện mặt trời